Kiến trúc Obelisks rất nổi tiếng trên thế giới, bắt nguồn từ Ai Cập cổ và được áp dụng cho một số công trình tháp biểu tượng hiện đại. Vậy kiến trúc Obelisks là gì, và ý nghĩa của chúng như thế nào? Dưới đây là một vài “sự thật” thú vị về kiến trúc Obelisks.
1. Obelisks có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại, mặc dù hiện tại chỉ còn lại một số ít obelisks tại Ai Cập
Người Ai Cập cổ đại thường đặt một cặp obelisks tại lối vào các đền thờ linh thiêng. Theo quan niệm của họ, obelisks có sự liên kết chặt chẽ với Thần Mặt trời. Obelisks thường được mạ vàng, hoặc mạ một loại hợp kim vàng - bạc tự nhiên (electrum), để có thể bắt được những tia nắng đầu tiên buổi sáng. 29 obelisks Ai Cập hiện vẫn đứng vững, và chỉ có 9 trong số chúng đang ở Ai Cập, phần còn lại nằm rải rác toàn cầu, dưới danh nghĩa quà tặng từ chính phủ Ai Cập.
2, Obelisk đã được sử dụng trong phép tính đầu tiên về chu vi trái đất
Khoảng năm 250TCN, một triết gia người Hy Lạp tên là Eratosthenes đã sử dụng Obelisk để tính toán chu vi Trái đất. Eratosthenes thấy rằng vào buổi trưa ngày Hạ chí, obelisk ở thành phố Syene (Aswan ngày nay) sẽ không có bóng vì mặt trời chiếu thẳng đứng. Nhưng vào cùng thời điểm đó ở Alexandria, obelisk lại có bóng. Đo độ dài của bóng obelisk và so với chiều cao thực tế, ông xác định được góc tạo bởi obelisk và ánh mặt trời là hơn 7 độ - tương đương 1/50 đường tròn 360 độ. Đồng thời, với các phép đo ngày đó, Eratosthenes xác định Alexandria và Syene cách nhau khoảng 5.000stadia (đơn vị đo độ dài thời cổ, bằng khoảng 176m). Từ đó, ông tính ra chu vi Trái đất là 250.000 stadia, tức 44.000km. Đây không phải con số chính xác, chênh lệch khoảng 10%, bởi tại thời điểm đó, không thể biết khoảng cách chính xác giữa Alexandria và Syene.
Tuy nhiên, ngày nay, nếu thử áp dụng công thức của Eratosthenes, chúng ta sẽ nhận được một con số đáng kinh ngạc, gần với chu vi thực tế của Trái đất. Và trên thực tế, ngay cả con số không chính xác của Eratosthenes cũng chính xác hơn con số được sử dụng bởi Christopher Columbus vào 1.700 năm sau.
3. Những Obelisks “đích thực” được tạo nên từ một khối đá duy nhất
Những obelisks được người Ai Cập cổ đại nhận thức phải là đá nguyên khối (monolith), hoặc được làm từ một khối đá duy nhất. Trong tiếng Hy Lạp, nghĩa đen của từ “monolith” chính là “một khối đá”. Điển hình có thể kể đến là obelisk ở trung tâm Quảng trường Concorde (Paris) - đã 3.300 năm tuổi và từng được đặt tại lối vào Đền thờ Thebes ở Ai Cập.
4. Obelisks rất khó xây dựng
Không ai biết chính xác lý do tại sao obelisks được xây dựng, hoặc chúng được xây dựng như thế nào. Đá granit rất cứng, với mức độ 6,5 trên thang đo Mohs (so với kim cương là độ 10). Nên để tạo hình cho đá granit, người thợ cần một dụng cụ thậm chí còn cứng hơn. Các kim loại có sẵn tại thời điểm đó đều quá mềm hoặc quá khó để sử dụng như một công cụ (sắt nóng chảy ở 1.538 độ C; nhưng người Ai Cập chưa sử dụng sắt nóng chảy cho đến năm 600TCN).
Sau khi tạo hình xong thì tới việc di chuyển, làm sao họ có thể di chuyển một cây cột nặng 100 tấn từ mỏ đá đến địa điểm đích. Có rất nhiều giả thuyết đã được đặt ra, nhưng không ai biết chính xác họ đã làm như thế nào.
5. Obelisk giúp nhà khảo cổ học giải nghĩa chữ tượng hình
Cho đến thế kỷ 19, chữ tượng hình được cho là biểu tượng huyền bí của người Bỉ, và không thể dịch nếu không có những thông điệp mạch lạc đi kèm. Nhưng Jean-François Champollion, một nhà Ai Cập học và nhà ngôn ngữ học người Pháp, lại nghĩ khác. Phát hiện đầu tiên của ông bắt nguồn từ Rosetta Stone, nơi mà ông đã tìm thấy cái tên “Ptolemy” từ các biểu tượng trên đó (“Ptolemy” là tên các quốc vương của Vương triều Ptolemaios – vương triều cuối cùng của Ai Cập cổ đại). Vào năm 1819, “Ptolemy” cũng được phát hiện trên một obelisk mới trở lại nước Anh – “Philel obelisk”. Các kí tự “p”, “o” và “l” được phát hiện ở những vị trí hoàn hảo để có thể đánh vần cái tên “Cleopatra”. Với những manh mối đó, tiếp tục nghiên cứu obelisks, Champollion đã tìm cách giải mã bí ẩn chữ tượng hình và từ đó khám phá được những bí mật của Ai Cập cổ đại.
6. Những Obelisk cổ xưa nhất có niên đại tương đương với lịch sử loài người
Những obelisks cổ xưa nhất, còn “cổ hơn cả cổ” với niên đại được phát hiện của chúng. Seaton Schroeder – người kỹ sư đã giúp mang Cleopatra’s Needle Obelisk về Central Park (Mỹ), đã gọi nó là tượng đài của thời cổ đại, và ông phát hiện ra rằng: “Từ những bức chạm khắc trên mặt Obelisk, chúng ta có thể thấy hầu hết các sự kiện trong lịch sử cổ đại: từ lúc thành Troy chưa sụp đổ, Homer chưa được sinh ra, đền thờ Solomon chưa được xây dựng…”
7. Obelisk cao nhất thế giới hiện tại là Đài tưởng niệm Washington
Bắt đầu xây dựng từ năm 1832, Đài tưởng niệm Washington mất hàng thập kỷ để hoàn thành. Đây là obelisk cao nhất so với bất kỳ obelisk nào khác trên thế giới, với độ cao 169m và nặng hơn 81.000 tấn. Nó cũng là công trình kiến trúc cao thứ hai thế giới chỉ sau Tháp Eiffel ở Paris. Được xây dựng để tưởng niệm George Washington, vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ (1732-1799), obelisk này có khắc chữ “first in war, first in peace, and first in the hearts of his countrymen – người đầu tiên tham chiến, người đầu tiên mang lại hòa bình và người đầu tiên nằm trong tim cả dân tộc”.
Tại Việt Nam, sắp tới đây cũng sẽ có một công trình được lấy cảm hứng từ thiết kế Obelisk của Ai Cập cổ đại. Đó là tháp biểu tượng Victory, nằm trong khuôn viên dự án Khu đô thị Danko City Thái Nguyên, do Danko Group làm chủ đầu tư. Với chiều cao 42m, công trình này được kì vọng sẽ trở thành biểu tượng mới, điểm đến không thể bỏ lỡ của mỗi du khách khi tới mảnh đất "Đệ nhất danh trà".
Nguồn: 1, https://partnergroup.vn/eu-nhung-obelisk-co-tren-gioi/
2, https://www.mentalfloss.com/article/73935/7-fascinating-facts-about-obel